Sự an toàn
Prague là thành phố an toàn và rất hiếm khi xảy ra tội phạm bạo lực, nhưng bạn cũng nên phòng tránh một số tình huống cụ thể có thể xảy ra nguy hiểm.
Du khách dễ trở thành mục tiêu của những trò lừa đảo ở khắp mọi nơi trên thế giới, và Prague cũng không ngoại lệ. Nếu bạn biết trong tình huống nào bạn có thể bị hại và học được cách để tự bảo vệ mình, khi đi du lịch bạn sẽ được thoải mái hơn. Khi du lịch đến Prague, các đối tượng lừa đảo phổ biến nhất là: xe taxi, hóa đơn nhà hàng, và đổi tiền.
Lừa đảo tại nhà hàng ở Prague
Mặc dù tình hình hiện nay tốt hơn nhiều so với mười năm trước, nhưng bạn vẫn nên luôn cảnh giác với điều này. Nhớ kiểm tra hóa đơn của bạn cẩn thận và bạn sẽ không sao cả.
Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là tính thêm phí cho các món phụ như nước sốt, bánh mì, bánh cuộn hoặc bánh quy trên bàn. Thông thường thực đơn sẽ ghi rõ là giá cả không bao gồm tiền bánh mì, nhưng ở chỗ rất khó thấy. Giải pháp đơn giản là nếu bạn không muốn trả tiền cho những món này, hãy yêu cầu nhân viên phục vụ dọn chúng đi. Thậm chí nếu bạn không ăn nhưng nếu chúng còn ở trên bàn, bạn vẫn phải trả tiền. Trò này thường không xảy ra trong các nhà hàng nổi tiếng.
Hóa đơn viết tay không có giá chi tiết cho từng món – nếu bạn không nhận được hóa đơn thanh toán có giá chi tiết cho từng món, hãy tính nhẩm và nếu có nghi ngờ bạn có thể yêu cầu nhân viên đưa một hóa đơn chi tiết. Trò này hay xảy ra trong các quán rượu, nhưng thường hiếm gặp trong các nhà hàng.
Lừa đảo bằng hóa đơn cho nhóm: Nếu bạn phải trả một hóa đơn lớn cho nhiều người, thường rất dễ ghi thêm vài món trong hóa đơn. Hoặc họ có thể cố tình tính toán sai, ví dụ bạn chỉ phải trả 462 CZK nhưng họ đòi bạn 562 CZK.
Lừa đảo về phí dịch vụ: theo pháp luật Séc, hóa đơn luôn bao gồm phí dịch vụ, nhưng không bao gồm tiền tip theo ý thích. Vì vậy tổng số tiền trên hóa đơn đã gồm cả 10%. Đôi khi các nhà hàng cố ép khách hàng phải trả thêm 10%. Điều này là sai.
Lừa đảo trên Taxi tại Prague
Tài xế taxi Prague bị mang tiếng rất xấu. Thường người nước ngoài không để ý là họ đã bị tính cước quá mức, hoặc bị lừa v.v. Hoặc khi họ biết thì đã quá muộn, hoặc họ quá nhát nên không dám tranh cãi với tài xế taxi, rồi chọn trả tiền và xem như một thứ “thuế du lịch”.
Ngoài trò lừa đảo thường thấy là tài xế taxi đòi bạn trả cước cao, cũng có một số hành động rất khó nhận ra. Ví dụ, đồng hồ taxi chạy nhanh – tiền cước taxi trông có vẻ ổn nhưng, khi bạn kiểm tra số dặm đã đi và tổng số tiền phải trả thì thấy không đúng. Điều này nghĩa là tái xế đang sử dụng một đồng hồ taxi đã được chỉnh sửa để tính cước cao hơn. Do đó hãy luôn kiểm tra lại số tiền phải trả cho taxi.
Tính sai tiền cước – số dặm đã đi trông có vẻ ổn, nhưng giá quá cao. Thường thì điều này là do bị tính thêm “phí hành lý” hoặc “phí đi ra bên ngoài khu vực thành phố”. Tài xế thường sẽ chuẩn bị sẵn lời giải thích nghe có vẻ lọt tai. Ví dụ như, taxi làm việc cho các công ty khác nhau tính cước khác nhau, một số thấp hơn và một số cao hơn (ví dụ cước taxi khi bạn gọi taxi qua điện thoại rẻ hơn nếu bạn bắt taxi ngoài đường v.v.).
Tiền lẻ – tài xế nói rằng họ rất tiếc nhưng họ không có tiền lẻ để thối lại cho bạn – họ xem đó là tiền tip. Hoặc họ sẽ thối tiền cho bạn không đúng và hy vọng rằng bạn không biết, vì bạn không quen với những hóa đơn địa phương.
Ngoài ra còn có cái gọi là “vừa đi vừa ngắm cảnh“. Tiền cước taxi và đoạn đường đã đi đúng với chuyến đi, nhưng bạn đã đi xa hơn cần thiết vì tài xế taxi cố ý đi theo tuyến đường dài hơn để làm cho bạn phải trả nhiều hơn.
Chúng tôi cũng đã nhận được nhiều email kể là một số tài xế đưa khách hàng đến khách sạn sai, có thể là cố ý hoặc vô ý. Nhưng trong mọi trường hợp khách hàng phải trả nhiều tiền hơn. Vì vậy, hãy cung cấp vị trí chứ không nên chỉ đọc tên của khách sạn, vì có khá nhiều chi nhánh khách sạn có cùng tên nhưng khác địa điểm v.v.).
Đổi tiền gian lận
Ngoài ra còn có các mánh “lừa đảo” như các văn phòng đổi tiền gian lận tiền phí v.v.). Xin kiểm tra lại phần này để biết thêm chi tiết. Lừa đảo ATM – Prague đã từng là mục tiêu của bọn tội phạm sao chép thẻ rút tiền trong quá khứ. Giải pháp đơn giản là dùng các máy ATM trong ngân hàng v.v. chứ không rút tiền ở ngoài. Điều này không nguy hiểm lắm vì khá hiếm.
Lừa đảo trên tàu điện ngâm
Nếu bạn đi tàu điện ngầm (thường là vào ban đêm), bạn có thể gặp một nhóm lừa gạt tại trạm. Chúng tự xưng là nhân viên tàu điện ngầm và đòi kiểm tra vé của bạn, sau đó nói là vé của bạn không hợp lệ nên bạn sẽ phải trả tiền phạt 500 CZK (1.000 CZK nếu bạn tranh cãi với chúng). Vì vậy, nếu bạn nhìn thấy chúng, và bạn chắc chắn rằng vé của bạn là hợp lệ, hãy bảo chúng cứ việc gọi cảnh sát, hoặc tự bạn gọi cảnh sát.
Cướp trên xe lửa giường nằm
Hãy cảnh giác khi đi xe lửa giường nằm, vì gần đây số vụ giật túi xách đang gia tăng tại các trạm chính. Hãy hỏi mã số nhân viên bất cứ ai yêu cầu bạn trình vé hoặc hộ chiếu và hãy khóa ba lô vào giá hành lý. Giữ vật có giá trị bên mình, và đừng mất cảnh giác.